Công nghệ thông tin hiện nay là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Tuy nhiên nếu bạn không có được những kiến thức tin học cơ bản nhất thì thật thiếu sót. Chính vì thế bạn hãy theo dõi bài viết sau của chúng tôi để có những kiến thức cơ bản về 2G là gì nhé!

2G là gì?

2G là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Second-Generation wireless telephone technology. Tứ nghĩa là thế hệ thứ 2 của mạng điện thoại di động. Công nghệ này có khả năng phủ sóng vô cùng rộng rãi, giúp người dùng trên toàn thế giới có thể kết nối với nhau. Chính vì thế 2G đánh dấu một thời kỳ hoàng kim cho nền công nghệ thế giới. 

Để việc thu và phát mang lại hiệu quả cao 2G có thiết kế rất nhiều trạm. Những chiếc điện thoại di động sẽ kết nối mạng nhờ vào tính năng tìm kiếm những trạm thu ở gần nhất. Nhờ điều này mà việc truyền tải dữ liệu sẽ ổn định và tốt hơn bao giờ hết. 

Đặc điểm nổi bật của 2G là gì?

Mạng 2G được phân chia thành 2 nhánh chính và vô vàn những dạng kết nối khác nhau. Tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng của mỗi quốc gia và của từng thiết bị mà sẽ áp dụng những loại hình riêng. Đặc điểm chính của 2G là:

  • Được áp dụng kỹ thuật chuyển mạch số
  • Mạng 2G có dung lượng khá lớn
  • Tính bảo mật của mạng cực cao. 
  • Rất nhiều dịch vụ kèm theo như: truyền dữ liệu, nhắn tin, gửi fax…

Phân tích ưu và nhược điểm của 2G 

2G là thế hệ thứ 2 đã được cải tiến và khắc phục tất cả những hạn chế mà 1G còn tồn tại. Tuy có nhiều bước đột phá vượt bậc nhưng bên cạnh những ưu điểm mạng vẫn còn một vài hạn chế. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta sẽ phân tích ngay sau đây. 

Ưu điểm của 2G

Ưu điểm hàng đầu của mạng 2G chính là việc có thể tự do trao đổi giữa những trạm phát sóng chỉ bằng  tín hiệu kỹ thuật số. Từ việc này mà có thể làm tăng hiệu quả cả 2 mặt là thu và phát dữ liệu. Bên cạnh đó, khi đem so sánh với mã hóa analog ở mạng 1G thì dữ liệu từ giọng nói có được khả năng nén và ghép tốt hơn rất nhiều. Điều này cho phép rất nhiều cuộc gọi có thể được mã hóa cùng một lúc mà không hề bị nhiễu nhưng chỉ trên 1 dải băng tần.

Nếu 1G gắn ăng ten thu phát sóng ở ngay bên ngoài chiếc điện thoại của bạn gây mất thẩm mỹ và vướng víu thì 2G đã khắc phục được điều này. Nhờ vào việc mã hóa mà ăng ten đã không còn quan trọng và thiết kế nhỏ gọn hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, chi phí cho việc phát sóng cũng giảm đi đáng kể. 

Nhược điểm của 2G

Đối với những nơi có dân cư tập trung đông đúc thì sóng kỹ thuật số khá yếu và không có khả năng đến được với những tháp phát sóng. Đây chính là nguyên nhân khiến đường truyền bị ngắt quãng và chất lượng cuộc gọi trở nên giảm sút đáng kể. 

Ngày nay 2G không còn được sử dụng và đã được thay thế hoàn toàn bằng mạng 3G, 4G. Người dùng nhanh chóng nâng cấp và sử dụng dạng kết nối mới, vậy nên 2G dần rơi vào lãng quên. 

Công nghệ thông tin luôn là một phần tuy nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng phục vụ cho đời sống của con người. Vì thế chúng tôi hy vọng rằng qua bài viết trên đây bạn đã có thể hiểu thêm về vấn đề này và tìm được đáp án cho câu hỏi 2G là gì. Dù hiện nay mạng này không còn được sử dụng nhưng đây chính là tiền đề quan trọng giúp ích rất nhiều cho sự thành công của mạng 4G ngày nay.